( Vô Thường 2009 )
Nhân gần dây tình cờ dọc một Blog với tựa dề khá hấp dẩn,
Vô Thường theo quan-niêm Phật Giáo, Sầu Riêng bèn viết dôi lời Gọi Là Một Chúc Nhân Duyên ...
Trong Vô Thường không có Dinh Hướng ( Vô Tứơng và Vô Nguyện ), và cũng không còn Quan Diểm. Bời vì Vạn Pháp vốn là Vô Thường Vô Ngã, Tự Thân ta cũng là Vô Thường ( non-self ), tức là cũng không có cái gì Thường Tại Bất Biến Anh và Tôi. Dả không có thường tại bất biến Anh và Tôi, thi làm gì còn Quan Diểm của Anh và Quan Diễm của Tôi. Vì vậy mà Thiện Ác cũng không Còn...
Dây là một dề tài vô cùng rộng lớn, bao gồm toàn thể Dạo Lý nhà Phật ( Buddhism ) không thể nào nói ... sơ sơ mà hết dược .
Tuy nhiên có vài diều căn bản vô cùng quan trọng mà ta thường hiểu lầm :
1- Vô Thường là Thực Tướng của sự vật ( truth ), nhà Phật chỉ phát hiện và giáo hóa con người dể tự giải thoát khỏi Khổ Dau, chứ Vô Thường không phải là Quan Diểm của nhà Phật. Diều dó có nghĩa là Thế Gian này vốn là Vô Thường, có nhà Phật hay không có nhà Phật thi cũng ... vậy, hơn nửa , trong dạo lý nhà Phật không có Quan Diểm, mà chỉ có Sự Thật ( Truth ).
2 - Từ Vô Thường mà thấy rằng Thế Gian này vốn là dược tạo dựng từ Mâu Thuẩn ( conflict ) và Bất Bình Dãng ( in-equality ) . Tứ những Mâu Thuẩn và Bất Bình Dẵng này, tác dộng với nhau mà sinh ra sự Tiến Hóa ( evolution ) - nếu Thế Gian này chỉ có Nước hay chỉ có Lửa mà cũng không có những cái khác thì sao ? ... -Dây cũng là cội nguồn của Giọt Lệ và Nụ Cười. Dây cũng chính là Màn Lưới Nhân Duyên vô cùng tận.
Diều dó có nghĩa là con người phải tự tím Hạnh Phúc của mình trong một Thế Gian vốn là Vô ... Dạo.
Thí dụ như, Văn Minh Tiến Bộ bao giờ cũng di dôi với Tàn Phá và Hủy Diệt. Tỷ như chế ra xe hơi thì kẻ dánh xe bò và xe ngựa bị hủy diệt, dau khổ. Thi du như, nhân danh Văn Minh Tiến Bộ mà biết bao nhieu triệu nguời phải bỏ mạng, biết bao nhiêu gia dình phải tan nát trong những cuộc Dại Cách Mạng ...
Thí dụ như, kẻ cướp của giết người , chính là kết cấu của màn lưới Nhân Duyên của cà một thời dại. Diều dó có nghĩa là tội lổi thực sự là tội lổi của cả một Thời Dại - trong một Không Gian và Thời Gian cực kỳ Vô ... Dạo, thì sãn sinh ra những việc Vô Dạo- chứ có ai sinh ra là dả muốn di cướp của giết người.
Thí dụ như, người ăn trộm một chiếc xe gắn máy ở nguói dường, so với kẻ tham nhũng tức là ăn cướp ( có vỏ trang, và sẳn sàng dùng bạo lực dể tiếp tục hưởng thụ dặc quyền dặc lợi ) của hàng triệu người, thì thiệt là tội ... nghiệp !... Nhưng những kẻ bị trừng phạt thường chỉ là những người dáng tội nghiệp này ...
Dây cũng chính là một trong những nét dặc thù của thế giới Nhị Phân, tức là Nhận Thức Phân Biệt trong Phạm Trù Dúng và Sai của Tâm Trí ( Mind ).
Vậy thì dâu là Dúng, dâu là Sai ? Dâu là Thiện, dâu là Ác ? ...
Thức ngộ Vô Thường , tức là vượt ra khỏi Phạm Trù Dúng Sai ( True, False ) của Thế Giới Nhị Phân này ( Dual Space ), mà nhìn Vạn Pháp theo Thực Tướng của nó ( Truth, It is, Vốn Là Nhu Vậy ). Thí dụ như Dói Bụng thì là Dói Bụng, thảy trái táo lên trời thì nó rớt xuồng dất, giết người thì là giết người ...
Nghìn năm về trước hay vạn năm về sau, thì giết người vẩn là giết người ...
3 - Thức ngộ Tự Tính Vô Thường, giải thoát ra khỏi Vô Thường tức là không còn bám víu, vướng mằc vào những gì mà ta cho là Thường Tại và Bất Biến nửa, tức là Buôn Thà ( Không, Vô Tướng, Vô Nguyện ). Một khi dả Buôn Thả, không còn lo lắng, không còn mưu toan,không còn Thù Hận, không còn Oán Trách, không còn vọng tưởng vào cỏi Ta Bà ( Thiên Dang ) nào trong trí Tưỏng Tượng ( Imagination ), không còn vấn vương vào Quá Khứ hay Tương Lai - Quá Khứ thì dả qua mất rồi mà Tương Lai thì chưa dến - , không còn bám víu vào của Anh hay của Tôi nửa ... thì tự nhiên năng lượng mổi ngày không tiêu phí vào những việc vô ích vô bổ nửa, tâm trí dược An Bình mà ăn ngon ngủ ngon ... thì con người tràn dầy sinh lực và Hạnh Phúc Vô Cớ tự nhiên phát sinh ( Happiness without reasons ), cũng như dứa bé buổi sáng thức dậy lúc nào cũng vui vẻ, phấn khởi, cũng như người nông dân tay lấm tay bùn nhưng chất phát và Hạnh Phúc ...
Hiền như ... Dất ... ( Hạnh Của Dất - Dường Xưa Mây Trắng ).
Dây chính là một trong những Dạo Lý tột cùng của nhà Phật : Trong Thế Gian vốn là Vô ... Dạo này, Hạnh Phúc cũng vốn là có thiệt, và ta có thể tự mình tìm thấy ngay Bây Giờ, ngay trong Giây Phúc này, ngay trong Cỏi Dời này chứ không cần phải dợi dến Kiếp ... Sau ( reincarnation ) hay trong dợi ở Cỏi ... Trời ( Thiên Dàng ) mà ta cũng không cần phải trông nhờ vào một dấng Thần Linh hay Quyền Năng Vô Thượng nào ...
Thày Nhất Hạnh gọi dó là Hạnh Phúc của Chính Niệm.
Dây cũng là một trong những sự hiểu lầm cúa ta dối với nhà Phật. Nhiều người cho rằng nhà Phật vốn là Thụ Dộng ( passive ) : không Ham Muốn, không Tham Vọng, không dòi hỏi nửa tức là Thụ Dộng chứ gì ...
Thật sự thì ngược lại, một khi con người tràn dầy sinh lực, Hạnh Phúc phát sinh, thì sự phấn dấu và nổ lực trong cỏi dời này lại còn Kinh Hổn Dộng Phách hơn trước, tuy nhien nổ lực của mính bây giờ khác lúc trước bởi vì con dường Giải Thoát dả tìm thấy chính là con dường Vô Nguyện ( the Aimless Way ) : Di Dề Mà Di chứ không phải Di Dể Mà Tới ...
Gọi Là Một Chút Nhân DuyênCuối năm 2008, Hòa Lan.
Sầu Riêng
Nội dung bài viết này dược sự sự dóng góp ý kiến trực tiếp của dọc già Lý Thanh, Sầu Riêng rất là vui mừng và cãm ơn sự dóng góp của ban , rất mong các dọc giả khác cũng dóng góp thêm nhiều ý kiến ...
Nguyên văn nội dung dọc giả có thể tìm thấy ở trong phần
Comments sau cùng của bài viết này.
Blogger lythanh nói... Tình cờ Lý Thanh chạy lạc vào đây, thấy NSR ghi nhận:
„Vô Thường không có Định Hướng“
Theo Lý Thanh nhận thấy:
Vô Thường vẫn nằm trong phạm vi của Nhân Quả, mà đã có NHÂN tức là có ĐỊNH HƯỚNG tác thành QUẢ.
Y như Ngài Bá Trượng xác định: Bất Muội chứ không phải là Bất Lực Nhân Quả
Có khi nào NSR lầm lẫn 2 phạm trù: Ngẫu Nhiên và Vô Thường hay không ? Vì Ngẫu Nhiên mới chính thực là BẤT ĐỊNH
Thân mến
11:25 SA
Blogger Nguyen Sau Rieng nói... Trong màn lưới Nhân Duyên Trùng Trùng Duyên Khởi của Thế Gian này, nếu nhìn một cách rốt ráo thì không có pháp nào, không có sự việc nào xảy ra một cách Ngẩu Nhiên hay Bất Dịnh dược, mà là kết cấu của muôn ngàn yếu tố Nhân Duyên mà thành.
Không có nước, không có hơi nước, không có nhiệt dộ sai biệt, không có mây, không có gió ... thì không thể
Ngẩu Nhiên hay
Bất Dịnh mà thành mưa dược.
Dạo Lý nó vốn là như vậy.
Nhân Quả chỉ là lối nói thông thường.
Trong màn lưới Nhân Duyên Trùng Trùng dó, ta có thể tạo dôi chúc Duyên Lành, thí dụ như, mình không muốn người khác làm tổn hại mình, thì mình dừng làm tổn hại người khác ...
Tuy nhiên, Duyên Lành hay Duyên-Bất-Lành, Dinh-Hướng hay Bất-Dịnh-Hướng ... thuộc về Thế Giới Nhị Phân, tức là phạm trù của Nhận Thức Phân Biệt chứ không phải là Vô Thường Vô Ngả.
Thí dụ như, mình thấy một người ăn mày, tự dưng máy dộng và có chút tiền bèn cho người ta, không còn gì khác nửa. Sau khi dả giúp người ta rồi, bước di, lập tức trở thành quá khứ và không hề bân tâm nửa. Dây chính là Vốn-Là-Như-Vậy hay nói chính xác hơn : Không, Vô Tướng và Vô Nguyện.
Cũng một việc giúp dở người nghèo dó, nếu mình nghỉ là làm dược một Duyên-Lành , hay là tạo một cái Quả tốt, thì diều này cũng không có gì là sai bởi vì it ra, những người nghèo dó cũng dược chén cơm. Tuy nhiên hành dộng này giờ dây lại là Dịnh Hướng, tức là mình gieo Nhân và trông chờ Quả . Nói nột cách khác, hành dộng này giờ dây thì lại còn vướn mắc trong Thế Giới Nhị Phân, chứ không phải là Vô Thường Vô-Nguyên.
Một câu chuyên Thiền của người Nhật Sầu Riêng dả dọc lâu lắm rồi, không rỏ là của ai, có kể chuyên một nhà sư bê một cô gái rất dẹp qua một vủng lầy, rất lâu sau dó trên dường di ông ta vẩn còn vấn vương việc thiện của mình và cô gái vô cùng ... lịch sự ...
11:37 CH
Blogger lythanh nói... Ủa, Mail này hôm qua Lý Thanh nhận được y chang rồi mà !
VÔ THƯỜNG có 2 yếu tính, theo đó NHÂN được "ĐỊNH HƯỚNG" phát triển thành QUẢ:
NHÂN => NGẪU NHIÊN => QUẢ
NHÂN => TẤT NHIÊN => QUẢ
Vấn đề quyết định TÙY THUỘC THUẬN hay NGHỊCH DUYÊN thôi !
Xét về NGHIỆP, theo góc cạnh nào cũng có tính ĐỊNH HƯỚNG, mặc dù trong VÔ THƯỜNG.
Cuộc sống con người hiện tại hiếm khi được thanh tịnh tròn đầy, do đó Hành Giả phải thường trực tiếp nhận, đối phó với các biến động ngoại giới, khó giữ được sự hành trì nghiêm mật.
Đôi khi, qua giai đoạn hăm hở, háo hức tìm hiểu ngọn nghành cái Ngã, cái Tâm, cái Hiện Tượng và cuối cùng cái Bản thể của đời sống, Hành giả trở nên tự mãn với các khám phá của mình, rồi bằng lòng với nắm lá trên tay mình.
Người hăng hái, nuôi trưởng tâm SI ĐẠO lại cứ cắm cổ truy tìm tận ngọn nguồn những điều vốn dĩ vô thủy, vô chung, lấy kiến giải làm cứu cánh, Lấy ĐẠO làm thước đo vạn vật, ví như đem Giáo Lý Phật Đà để giải thích cấu trúc cơ học lượng tử hay Big bang......
Kẻ mệt mỏi, mượn chiêu bài TRI TÚC, chấp nhận ngừng ngang giữa đường, mân mê những điều SỞ NGỘ. Đôi khi lại lầm lẫn cho rằng, chỉ có bấy nhiêu thôi, y như Ngài Huệ Hải ví von, đem vỏ sò mà đong tri thức....
Tôi chưa đọc nhiều về Bạn, nhưng thành thật mong rằng bạn khg vướng vào những trường hợp trên: y như ví von dân gian: thuyền lớn lật trong khe cạn.
Trân trọng
Lý Thanh
Tôi vừa đọc lại câu Bạn viết:
"Trong Vô Thường không có Định Hướng ( Vô Tứơng và Vô Nguyện ), "
nhận thấy, "có vẻ như" có sự lầm lẫn về PHẠM TRÙ giữa các ý niệm VÔ THƯỜNG, VÔ TƯỚNG, VÔ NGUYỆN.
Đôi khi, trong cơn say chữ, người ta dễ bị loạn nghĩa, nhất là khi vận dụng cái hữu hạn của ngôn từ để diễn đạt cái vô cùng của đời sống.
Truyền đạt kinh nghiệm TỰ CHỨNG là điều đáng quý ! Không lấy đó làm vật sở hữu riêng tư rồi đi lòe thiên hạ, như bao nhiêu bậc giả thiện tri thức đầy rẫy trên diễn đàn!
Nhưng mong bạn cẩn thận, xác định cho mình và người đâu là ngón tay và đâu là mặt trăng, để người tham cứu khỏi lầm đường !
Trân Trọng lắm thay ! Chúc Thân tâm Thường An Lạc
Lý Thanh
11:31 SA
Blogger Nguyen Sau Rieng nói... Không, Vô Tướng và Vô Nguyện là
Ba Cánh Cửa Giải Thoát của nhà Phật (
Tam Giải Thoát Môn, Thich Nhất Hạnh ). Thức ngộ Ba Cánh Cửa Giải Thoát, chính là thức ngộ Vô Thường và thức ngộ Vô Thường, cũng chính là thức ngộ dược Ba Cánh Cửa Giải Thoát.
Vốn chỉ là Một.
Sầu Riêng không có cơ may dể học hỏi từ những bật thầy trong Dạo Lý nhà Phật, cũng không có Duyên dể dược học hỏi từ những dại hành gia cũa dạo Thiền, dồng thời chỉ là tên thất nghiệp kinh … niên, nên không có chổ nào là chính danh, không có nơi nào hiểu biết có thể gọi là hoàn chỉnh, dể mà nói.
Vốn chỉ là tên tự học, tự hiểu, tự Thực Chừng và tự Giác Ngộ.
Cho dến nay, không ai xác minh những diều Sầu Riêng Thực Chứng dược vốn là Sự Thật ( truth ).
Nói một cách phàm tục thì chỉ là một Tên Học Lóm.
Vì vậy, khiếm khuyết là việc hiển nhiên, nhứt là dối với cái rốt ráo vô cùng tận của Dạo Lý nhà Phật, hay là tột dỉnh của dạo thiền.
Tuy nhiên, dến rốt ráo của Thực Chứng và Ngô rỏ ràng là một quá trình lâu dài, và liên tục chứ không phải chỉ qua vài sự việc mà dả có thể dến chổ tận cùng. Diều này Sầu Riêng dả nhìn thấy rỏ, vì vậy mà mọi sự chuyển hóa cũng phải dược xem xét lại thường xuyên ( re-evaluation ).
Thí dụ như, phài mất 6 năm ( 1995-2001 ) Sầu Riêng mới thức ngộ dược sự có mặt của tự tính Vô Thường ngay trong Tự Thân của mình. Vượt thoát dược những vướng mắt trong việc phải Ăn Ớt ( khõang 1997 ), Sẩu Riêng hồi dó tưỡng chừng như mình dã làm dược một việc Kinh Thiên Dông Dịa theo nhận thức của mình hồi dó, tức là Ăn Trong Chính Niệm. Mậy năm sau mới thức ngộ dược rằng dó cũng chỉ là Chối Bỏ Ăn Ớt, tức là dối nghich với Mê Dắm hay Vướn Mắc Ăn Ớt trong Thế Giới Nhị Phân mà thôi, dó vốn là hai thái cực của cùng một hiên tượng, vậy thì cũng chưa có tiến bộ gì dáng kể trong việc ngồi mà ăn cơm mổi ngày ( Chính Niệm ) , may mà lúc dó chỉ có hơi xạo sơ .. Sơ chứ không có lớn … miệng lắm.
Cho dến vài năm trước dây ( khoãng 2005 ), Sầu Riêng mới dột nhiên có khi ăn ớt như thường, nhưng có khi một trái ớt Hiểm ăn mấy ngày vẩn chưa hết.
Dây mới chính là Không Phải Ăn Ớt mà cũng Không Phài Không Ăn Ớt, ăn Ớt cũng dược mà không Ăn Ớt cũng dược. Nói theo kiểu của thầy Nhất Hạnh thì là Không Phải Không mà cũng Không Phải Có …
Giây phúc dó , Sầu Riêng Thức Ngộ Hạnh Của Dất của thầy Nhất Hạnh là gì …
Diều rỏ ràng là, mổi một thức ngộ nho nhỏ như vậy dều dóng góp một phần vô cùng quan trọng trong cho Dịnh lực và càng xuyên suốt thêm một chút xíu nửa của tự tính Vô Thường, mà Dịnh lực càng mạnh thì càng cũng cố cho các yếu tố khác và con dường dưa dến những thức ngộ và hiểu biết khác càng rộng mở ...
Sầu Riêng vốn là kẻ ưa chuộng Thực Chứng, không thích hạn hẹp trong giới hạn của Ngôn Từ : Mộ danh Krisnamurti nhưng chưa bao giờ muốn dọc sách KrishnaMurti ...
Tưởng rằng những thức ngộ của mình, dả cùng với Sầu Riêng vượt qua những giai doạn Kinh Hồn của kiếp người, có khi là một vốn quý cho những ai dang cần tới , nên Sầu Riêng mới viết dôi hàng …
Gọi Là Một Chúc Nhân Duyên …
Rất vui mừng và cãm ơn ý kiến của bạn.
9:42 SA